Địa Chỉ Bánh Cuốn Làng Kênh Ở Nam Định

Bánh cuốn làng Kênh - Nam Định được làm từ gạo dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì pha một lượng nhỏ bột dong.

Bánh Cuốn Ngon Nhất Việt Nam

Bánh Cuốn Thành Nam ngon từ bánh ngọt từ nhân. Món ngon Bánh Cuốn Làng Kênh, tinh hoa ẩm thực Nam Định, món ngon truyền thống làm bằng phương pháp thủ công vỏ bánh mềm, mỏng chín đều ăn vị ngọt có chiều sâu.

Văn hóa Bánh cuốn Thành Nam

Bánh Cuốn Thành Nam có quy trình bảo quản đồ ăn, chế biến đồ ăn, phục vụ đồ ăn, thử đồ ăn, hủy đồ ăn rất chặt chẽ đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng luôn tươi ngon.

Bánh Cuốn Thành Nam Đặc Sản Nam Định

Bánh cuốn Làng Kênh thơm ngon, dẻo quánh với hương vị tự nhiên được lưu truyền từ bao đời nay đã trở thành món ăn bình dị, khó quên với người dân Thành Nam.

Cách Làm bánh cuốn Thành Nam Ngon

Đặc trưng của bánh cuốn Thành Nam, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thành Nam vẫn quyễn rũ người ăn.

Hiển thị các bài đăng có nhãn bánh cuốn làng kênh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Địa Chỉ Bánh Cuốn Làng Kênh Ở Nam Định

Địa Chỉ Bánh Cuốn Làng Kênh Ở Nam Định


Bánh cuốn là món giản dị và quen thuộc của người miền Bắc. Cùng là lớp bột gạo tráng mỏng, nhưng bánh cuốn mỗi địa phương lại mỗi khác. Nhắc đến bánh cuốn không thể không nhắc tới bánh cuốn cổ truyền của làng Kênh (nay thuộc thành phố Nam Định). 

Không phải nổi tiếng bởi loại bánh này từng được tiến vua mà còn nổi tiếng với những tấm bánh mỏng tang, trắng ngà, thơm mùi gạo, điểm chút mộc nhĩ và thêm lớp mỡ hành mỏng trên bề mặt. Và bất kỳ người con xa quê nào cũng đều tự hào với đặc sản quê hương này.

Bánh cuốn làng Kênh - Nam Định được làm từ gạo dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì pha một lượng nhỏ bột dong. 


Hình 1: Bánh cuốn làng Kênh được làm từ gạo dẻo

BÁNH CUỐN LÀNG KÊNH NGÀY XƯA

Trước đây khi tráng bánh người ta thường xếp bánh trên lá sen hoặc lá chuối trông rất ngon mắt và chấm không với nước mắm. Ngày nay, khi ăn người ta thường cho thêm vài lát chả quế thơm cho đậm vị. Món ăn qua bao đời vẫn được người làng Kênh gìn giữ để hương vị không đổi theo thời gian, chiều lòng được cả những vị khách khó tính nhất.

Ngày xưa  người dân làng Kênh tráng bánh từ tờ mờ sáng và mang bánh đi bán tại các chợ nội thành, hoặc đi rong trên các con phố. Bây giờ, khi xã hội càng phát triển người ta có điều kiện đi tìm cái ngon cái đẹp, người làng Kênh lại tráng bánh tại nhà để đảm bảo sự nóng sốt đến với những thực khách khó tính. Có dịp về vùng quê nào cũng có thể thưởng thức bánh cuốn, song bánh cuốn ngon và nổi tiếng nhất Nam Định vẫn là bánh cuốn làng Kênh.


Hình 2: Bánh cuốn ngon và nổi tiếng nhất Nam Định

BÁNH CUỐN LÀNG KÊNH NGÀY NAY

Ngày nay, vì cuộc sống mưu sinh có nhiều quán bánh cuốn Nam Định làm bánh cuốn và pha nước chấm lai món ăn không còn giữ được hương vị truyền thống của bánh cuốn Làng Kênh Nam Định nữa.

QUÁN BÁNH CUỐN LÀNG KÊNH Ở NAM ĐỊNH


Nhưng quán bánh cuốn THÀNH NAM chúng tôi vẫn giữ đươc nguyên hương vị và những nét độc đáo cổ truyền của nghề nghiệp. Bánh cuốn THÀNH NAM tráng mềm và mỏng có độ dai vừa phải của gạo nguyên chất , cùng nước mắm pha ngon , không ngọt như bánh cuốn nhân thịt, chả rán và hành phi do quán trực tiếp làm để được phục vụ quý khách ở Nam Định.

Nếu quý khách ở gần xin mời đến quán thưởng thức, quý khách ở xa không đến được đặt bánh qua điện thoại chúng tôi sẽ giao bánh tận nhà (vì tráng bánh bằng tay, nếu quý khách ăn sáng vui lòng đặt bánh chiều hoặc tối hôm trước). Chúng tôi rất hân hạnh được mang hương vị quê nhà phục vụ quý khách thưởng thức.




Hình 3: Bánh cuốn THÀNH NAM tráng mềm và mỏng

Kết Luận: Bánh cuốn làng Kênh được làm từ gạo dẻo, bột không được ngâm quá lâu vì bánh sẽ chua, nhão, khi tráng thoa một lớp bột mỏng nhưng đều. Muốn bánh có độ dai, mỏng và giòn, để lâu bánh không bị cứng thì pha một lượng nhỏ bột dong. 

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Bánh Cuốn Ngon Nhất Việt Nam?

Bánh Cuốn Ngon Nhất Việt Nam?


Bánh Cuốn Thành Namnhà hàng bánh cuốn hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Bánh Cuốn Thành Nam là tiệm bánh ngon sữ dụng nguyên liệu tươi được chọn lựa kĩ lưỡng, an toàn, bổ dưỡng. 

Các nguyên liệu này được làm theo phương pháp thủ công giúp nâng tầm món ăn cổ truyền thành tinh hoa ẩm thực của dân tộc. Bánh Cuốn Thành Nam là sựa lựa chọn hàng đầu cho người địa phương và khách du lịch khi tham quan Nam Định.

Bánh Cuốn Thành Nam ngon từ bánh ngọt từ nhân. Món ngon Bánh Cuốn Làng Kênh, tinh hoa ẩm thực Nam Định, món ngon truyền thống làm bằng phương pháp thủ công vỏ bánh mềm, mỏng chín đều ăn vị ngọt có chiều sâu.

Bánh cuốn Thành Nam có nguồn gốc là bánh cuốn Làng Kênh chính gốc có màu trắng trong, lấp ló nhân thịt mộc nhĩ kết hợp với mùi hành phi thơm lừng mang đậm hương vị độc đáo. Cách làm món bánh này rất đơn giản nhưng cũng cần có những bí kíp, công phu gia truyền. Chính vì vậy, sau đây Bánh cuốn Thành Nam sẽ chia sẻ với bạn bí quyết làm bánh cuốn Làng Kênh chính gốc chuẩn nhất.


Hình 1: Bí quyết làm bánh cuốn Làng Kênh chính gốc chuẩn nhất.

Lựa chọn món Bánh Cuốn Thành Nam


  • Nguyên liệu được Bánh Cuốn Thành Nam lựa chọn rất kĩ lưỡng và đảm bảo: nấm hương, mộc nhĩ, rau mầm được lấy từ trang trại đồng quê.
  • Bánh được làm hoàn toàn thủ công, trải qua đủ các công đoạn như ngâm gạo đủ bốn giờ trước khi xem xay thành bột mịn. Gạo ngâm nước đủ no giúp vỏ bánh khi tráng lên mềm, mịn, mỏng tang nhưng không rách. Khi ăn cảm giác có vị ngọt sâu trong miệng.
  • Điều đặc biệt làm nên thương hiệu bánh cuốn Thành Nam đó là gạo sau khi ngâm được cho vào cối đá xay nhuyễn những ba lần. Bởi ngoài yếu tố nhân bánh thì phần bột làm bánh cũng vô cùng quan trọng quyết định độ mướt, ngon của bánh. Tinh bột gạo mịn, mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, bánh liên kết đẹp và dẻo hơn.
  • Trước đây Bánh Cuốn Thành Nam thường là bánh không có nhân thịt, nhưng bây giờ các nhà hàng quán “nâng cấp” nên Bánh cuốn Thành Nam có cả nhân thịt và mộc nhĩ. 
  • Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp, khi ăn người ta mới bóc ra từng lớp một xếp ra đĩa ăn kèm vài nhánh rau ngò, húng thơm, cùng mùi ta, hành phi thơm lừng có thêm miếng chả quế nhà tự làm, và nhúng một đầu tăm tinh dầu cà cuống nữa thì thật tuyệt.
  • Nước chấm – thứ nước màu hổ phách thơm dịu đó đươc coi là “linh hồn” của món Bánh Cuốn. Nước chấm ngon phải đựng trong phích, để ấm vừa, lúc nào ăn mới rót ra và thêm gia vị tỏi, ớt, chanh vào. 
  • Chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn, vị vừa độ, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá. Có lẽ vì bánh cuốn vốn mềm mại, thanh mát nên nước chấm đi cùng cũng dìu dịu như vậy đề hài hoà.
  • Nguyên liệu được Bánh Cuốn Thành Nam lựa chọn rất kĩ lưỡng và đảm bảo: nấm hương, mộc nhĩ, rau mầm được lấy từ trang trại đồng quê.


Nguyên liệu được Bánh Cuốn Thành Nam lựa chọn rất kĩ lưỡng

Nguyên liệu làm bánh cuốn Thành Nam chính gốc

  1. Nguyên liệu làm vỏ bánh
  2. Gạo Khang Dân: 500g
  3. Bột năng: 1 muỗng canh
  4. Nước (để xay): 1lít
  5. Muối: 1 thìa cà phê
  6. Nguyên liệu làm nhân
  7. Thịt nạc vai: 200g
  8. Mộc nhĩ: 50gr
  9. Dầu ăn: 200ml
  10. Hành tây: 1 củ
  11. Hành khô: 300gr
  12. Nguyên liệu làm nước chấm
  13. Nước đun sôi: 100ml
  14. Đường: 30g đường
  15. Nước mắm ngon: 30g
  16. Tỏi, ớt băm nhỏ

Cách làm bánh cuốn Thành Nam chính gốc


Bước 1: Làm vỏ bánh

– Để có món Bánh cuốn Thành Nam chính gốc thơm ngon thì trước tiên bạn cần phải cho gạo Khang Dân vào nồi ngâm khoảng 4 – 5 giờ. Sau đó, cho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo để hỗn hợp gạo được xay nhuyễn hơn.

– Bạn có thể xay thêm một lần nữa để bột nhuyễn mịn hơn. Bánh cuốn Thành Nam xay đến 3 lần, đây cũng chính là bí quyết làm Bánh cuốn Thành Nam chính gốc để giúp tinh bột gạo mịn, mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều và hấp dẫn hơn.

– Tiếp theo, bạn pha bột một muỗng canh bột năng với 1 muỗng cà phê muối vào chung với bột cho tới khi có độ sánh để tráng.

Bước 2: Làm nhân bánh

Đầu tiên, bạn đem xay nhỏ thịt nạc vai đã chuẩn bị. Mộc nhĩ khô ngâm nở rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành tây thái nhỏ. Tiếp theo, bạn cho thịt vào trong chảo và đảo thật đều tay để thịt không bị vón cục. 

Sau đó, cho thêm mộc nhĩ và dầu ăn vào xào tiếp với thịt khi thịt đang xăm xắp nước. Đun đến khi nước gần hết thì bạn cho thêm hành tây vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Như vậy là bạn đã có hỗn hợp nhân bánh cuốn Thành Nam cực ngon rồi đó.

Bước 3: Tráng bánh

Bạn hãy chuẩn bị một chiếc xoong to và một tấm vải xô có kích thước to gấp đôi miệng chiếc xong đó. Sau đó, bạn cho nước xoong tráng bánh, phủ tấm vải xô lên trên sao cho kín và căng hết miệng xong. 

Để chắc chắn hãy cố định miếng vải xô đó bằng cách buộc dây thép xung quanh miệng xoong.
Bật lửa lớn, đợi khi nước sôi thì bạn hãy bắt đầu tráng bánh. Bạn hãy quét một lớp dầu lên bề mặt tấm vải. 

Dùng môi múc bột đổ vào ngay phần giữa tấm vải đó, nhanh tay tán đều và mỏng bột trên tâm xô. Sau đó, úp vung lại trong khoảng 30 giây là bánh đã chín rồi. Bánh chín nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào vĩ buồm. 

(Bánh cuốn Thành Nam thường dùng vĩ buồm vì nó được làm từ cói nên vĩ buồm có tác dụng chống dính và có thể hút nước mà không bị dính, không phải sử dụng dầu ăn, nên khi ăn bánh không bị mỡ, bị ngấy).

Bước 4: Cuộn bánh

Lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh rồi trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng. Sau đó, bạn gập chéo, gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.

Bước 5: Rang hành khô

Hành khô bóc vỏ, cắt lát rồi phi vàng. Bạn nhớ cho thật nhiều dầu để hành không bị cháy nhé. Khi hành có màu vàng nhạt thì đổ ra rổ thưa để ráo dầu. Dùng hành khô này rải đều lên trên đĩa bánh vừa cuốn để bánh cuốn thêm phần hấp dẫn.

Bước 6: Pha nước chấm

Nước chấm cũng là yếu tố tạo nên nét riêng của bánh cuốn Thành Nam chính gốc. Để có được nước chấm ngon như nước chấm bánh cuốn Thành Nam thì bạn hãy đong đúng tỉ lệ như phần chuẩn bị nguyên liệu. Sau đó, pha nước, đường, giấm và nước mắm vào chung một chiếc tô cho đến khi các gia vị hòa tan. Sau đó cho thêm tỏi, ớt tùy sở thích.


Hình 3: Nước chấm cũng là yếu tố tạo nên nét riêng của bánh cuốn Thành Nam

Kết Luận: Như vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước của cách làm bánh cuốn Thành Nam chính gốc, độc đáo thơm ngon rồi đó. Khi thưởng thức bạn có thể ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế. Với những chiếc bánh cuốn mỏng tang như bánh cuốn Thành Nam cùng với mộc nhĩ được băm nhỏ bên trong bánh.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Bánh Cuốn làm từ bột gạo nếp hay tẻ?

Bánh Cuốn làm từ bột gạo nếp hay tẻ?


Gạo Khang Dân là loại gạo khi nấu lên hơi khô, chủ yếu được dùng để làm bún, bánh phở, mỳ, bánh cuốn, gạo quán cơm, gạo nhà hàng, nấu rượu bia, hay làm nguyên liệu thực phẩm. Gạo  Khang Dân hạt nhỏ thon, trắng trong, ít gãy.

Gạo nấu lên cho cơm hơi khô không bị bết, cơm xốp, và trắng cơm, thích hợp cho những ai thích ăn cơm chan canh. Lúa Gạo Khang Dân được trồng đại trà ở các tỉnh như Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình, Bắc giang, Bắc Ninh…

Đây là một loại gạo khi nấu lên hơi khô, chủ yếu được dùng để làm bún, bánh phở, mỳ, bánh cuốn, gạo quán cơm, gạo nhà hàng, nấu rượu bia, hay làm nguyên liệu thực phẩm.


Hình 1: Gạo Khang Dân làm Bánh Cuốn


Gạo Khang Dân ngon Nam Định


Tiêu chuẩn:        Nguyên chất 100%, không pha trộn.
Tỉ Lệ Tấm:         5%
Độ ẩm:               < 15%
Đóng gói:          10kg, 25kg, 50kg
Đặc tính:
Hương vị tự nhiên, thơm nhiều
Ngọn cơm, trắng, xôp, nở, đậm cơm
Thành phần
Năng lượng  (365 kcal / 100g)

  • Chất xơ thực phẩm 1.3 g
  • Chất béo 0.66 g
  • Protein 7.13 g
  • Cácbon hyđrát :81 g
  • Đường 0.13 g
  • Nước 11.62 g
  • Canxi 28 mg (3%)
  • Sắt 0.80 mg (6%)
  • Magiê 25 mg (7%)

Hướng dẫn bảo quản gạo khang dân


Để nơi khô ráo và thoáng mát. Đậy kín sau khi mở bao, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ và giữ được hương vị của gạo. Gạo Khang Dân dùng làm bánh cuốn. Cho gạo vào thùng ngâm đủ no thường là 4h đồng hồ trước khi cho vào  cối đá  xay. Khi xay  nước rưới đều lên gạo giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn. Bánh Cuốn Thành Nam sử dụng gạo Khang Dân ngon Nam Định.

Bánh cuốn Thành Nam xay 1 lần. Điều này giúp cho tinh bột gạo mịn , mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn. Khi ăn ta cảm nhận được vị ngọt dịu êm có chiều sâu, bỏ bánh vào tan chảy trong miệng.


Hình 2: Gạo Khang Dân dùng làm bánh cuốn

Khác với võ bánh ở nơi khác do bột mua sẵn từ siêu thị, thiếu nước, làm công nghiệp nên võ bánh ăn khô, không có vị. Bánh tráng thiếu sự liên kết và không được mịn. Khi để cô dễ bị rách vì thiếu sự liên kết và đàn hồi không cao.

Cối xay đá xay giúp bột bánh cuốn Thành Nam mịn hơn. Bột bánh được xay ba lần đảm bảo các phần tử bột nhỏ và mịn nhất. Giúp bánh chín đều và đẹp, ăn mềm, ngọt, cảm thấy mát miệng không bị thô ráp như các loại bánh khác.


Hình 3: Cối xay đá xay giúp bột bánh cuốn Thành Nam mịn hơn

Kết Luận: Để nơi khô ráo và thoáng mát. Đậy kín sau khi mở bao, tránh côn trùng xâm nhập và mùi lạ và giữ được hương vị của gạo. Gạo Khang Dân dùng làm bánh cuốn. Cho gạo vào thùng ngâm đủ no thường là 4h đồng hồ trước khi cho vào  cối đá  xay. Khi xay  nước rưới đều lên gạo giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn. Bánh Cuốn Thành Nam sử dụng gạo Khang Dân ngon Nam Định.

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Các món bánh cuốn miền bắc ngon nổi tiếng

Các món bánh Cuốn miền bắc ngon nổi tiếng

Bánh cuốn Làng Kênh, Bánh cuốn Thanh Trì, Bánh cuốn trứng Lạng Sơn hay bánh cuốn chả Phủ Lý… là những món bánh cuốn ngon nổi tiếng của miền Bắc.

1. Bánh cuốn Thanh Trì


Bánh cuốn được gọi tên theo làng nghề truyền thống làm ra món bánh này – làng Thanh Trì (thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Bánh cuốn làng Thanh Trì làm từ gạo tẻ ngon, bánh không có nhân, tấm bánh mỏng manh được phết một lớp mỡ hành phi bóng bẩy, thơm phức.

Lớp mỡ hành phi trên bề mặt của bánh vừa giúp cô hàng bóc từng lớp bánh dễ hơn mà miếng bánh ăn cũng thêm mềm, thơm. Từng miếng bánh cuốn khéo léo xếp chồng lên nhau, óng ả, tinh tươm. Vị thanh nhẹ của gạo tẻ ngon, thơm nồng mùi mỡ hành chấm cùng chút nước mắm pha chế khéo léo mang đến một bữa ăn thanh cảnh mà ngon miệng cho bất cứ ai.

Bánh cuốn Thanh Trì không nhân nên người ta thường ăn kèm một vài món phụ, đặc biệt là chả quế. Miếng chả thịt thơm tho hợp vị vô cùng với miếng bánh cuốn mịn màng và nước chấm đậm đà.

Nhưng trong bát có thêm vào lát đậu Hoàng Mai rán giòn mới thấy hết được hương vị vượt bậc của những món ăn dân giã. Chẳng vậy mà nhà văn Thạch Lam đã từng thốt lên ““Này đây mới là món quà chính tông: bánh cuốn ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng.”

2. Bánh cuốn trứng Lạng Sơn


Bánh cuốn trứng được liệt vào hàng đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đến thăm vùng đất xứ Lạng. Cũng vẫn là thứ bánh cuốn được làm từ bột gạo xay mịn rồi tráng mỏng nhưng phần nhân bánh thì rất đặc biệt, đó là nhân trứng gà.

Khi tráng bánh, người bán sẽ nhanh tay đập một quả trứng vào giữa, trứng được hấp chín vừa tới trong lá bánh. Tiếp theo, người nấu sẽ dùng một chiếc đũa tre dẹp để cuộn bánh rồi bày ra đĩa. Khi ăn, hương vị dẻo quánh của bánh cuốn quyện với vị ngậy thơm của trứng sẽ làm thực khách cứ nhớ mãi.

 Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải ăn lúc còn nóng mới ngon, khi ăn có thể gia giảm thêm chút măng ớt, đặc sản của cứ Lạng. Bánh cuốn trứng phải ăn ngay lúc nóng và chấm với nước chấm pha bằng loại giấm đặc trưng chỉ xứ Lạng mới có.

Giấm được trộn với xì dầu, đường, thịt kho chà nhuyễn, rau mùi rồi đun nóng lên, xong cho ra bát phục vụ thực khách. Khi dùng khách còn nêm thêm măng ớt ngâm cũng là loại đặc sản khác của Lạng Sơn – tạo cho nước chấm mùi vị vừa thanh thanh, vừa hăng hăng và thơm mùi măng ớt rất riêng biệt.


Hình 1: Bánh cuốn trứng phải ăn ngay lúc nóng


3. Bánh cuốn chả Phủ Lý

Khách có việc đi qua Phủ Lý thường mách nhau dừng lại ăn suất bánh cuốn chả nổi tiếng ở đây. Bánh cuốn ở đây là dạng bánh cuốn nóng, ăn đến đâu tráng đến đấy, ăn kèm với chả nướng nóng hổi, nước chấm, rau sống.

Chả được làm từ thịt ba chỉ ngon được ướp với mắm, tiêu và một số loại gia vị khác rồi kẹp que tre nướng. Khi xiên thịt chín tới, người bán trút tất cả vào bát nước chấm cùng dưa góp làm từ đu đủ xanh giòn sần sật rồi phục vụ cùng đĩa bánh cuốn trắng tinh tươm và một rổ rau thơm xanh mơn mởn. Nước chấm bánh cuốn cũng được pha chế cầu kì và luôn được giữ ấm

4. Bánh cuốn chan canh Cao Bằng, Hà Giang


Cái tên là lạ của bánh cuốn chan canh đã thu hút sự tò mò của biết bao thực khách, để đến khi ăn rồi thì món ăn lại trở thành món quà phải ăn lại mỗi khi ghé thăm vùng đất này. Thực ra cách làm bánh cuốn chan canh không khác nhiều so với cách làm bánh cuốn thông thường, phần bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng.

Nhưng điều làm lên đặc trưng của thức quà nơi cao nguyên đá này: nước chấm. Nước chấm không phải là thứ nước chấm pha từ nước mắm hay xì dầu mà nước chấm lại được làm từ nước hầm xương, nóng hổi và rắc hành lá cùng rau mùi thái nhỏ. Tùy thực khách gọi, có thể ăn thêm 1-2 khúc giò, xắt đôi miếng hoặc thả nguyên bánh vào bát canh để bánh thấm đẫm vị ngọt của nước xương, mùi thơm của hành lá trước khi đưa lên miệng.

5. Bánh cuốn Quảng Ninh

Từ lâu chả mực đã thành niềm tự hào của người Quảng Ninh. Món bánh cuốn chả mực cũng không ngoại lệ, luôn hấp dẫn du khách từ muôn phương đến với mảnh đất này. Bánh cuốn chả mực cầu kỳ hơn những món bánh cuốn khác, khi sự đòi hỏi chất lượng phải đảm bảo ở cả chả mực, bánh cuốn và nước chấm. Nước chấm nếu thiếu chút hạt tiêu thơm cay thì coi như hỏng. Còn chả mực ăn mà không giòn, không ngọt lừ, đưa đẩy cho miếng bánh cuốn mềm mại, nóng hổi thì cũng phí cả món ăn.

Đĩa bánh cuốn nóng hổi tráng mỏng tang nhìn rõ những viên mộc nhĩ (nấm mèo), thịt nạc, tôm nõn cuộn tròn bên trong. Chả mực được cắt đôi. Bát nước chấm sóng sánh lát ớt, chờ đợi người ăn thả ngập miếng bánh, lát chả, nhúng thêm cọng rau thơm và thưởng thức mới thấy được vì sao món này được liệt vào danh sách món phải ăn khi đến Quảng Ninh.


Hình 2: Bánh cuốn chả mực cầu kỳ hơn những món bánh cuốn khác


6. Bánh cuốn tôm Thái Bình


Là đặc sản của thị trấn Diêm Điền, món bánh cuốn nhân tôm đã làm say lòng biết bao thực khách, đến mức người ta còn có cả câu thơ:

  • Bánh cuốn mà cuộn nhân tôm
  • Để ăn buổi sớm đến hôm lại thèm.

Không giống như các loại bánh cuốn nhân thịt khác, phần nhân của bánh cuốn ở đây được làm từ tôm, và phải là loại tôm vàng loại tôm có vỏ rất mỏng, thịt nhiều và thơm. Tôm sau khi hấp chín sẽ được băm nhỏ cùng thịt ba chỉ luộc chín rồi trộn với mộc nhĩ, hành củ, dầu gấc và xào nhỏ lửa. Mỗi cuốn bánh nhìn óng ả với phần nhân vàng ươm tỏa sáng dưới lớp bột áo trắng tinh thật quyến rũ biết bao.

7. Bánh cuốn làng Kênh Nam Định

Bánh cuốn làng Kênh được đánh giá là một món quà đặc sản của người dân Thành Nam từ xưa đến nay. Trước đây bánh còn được dùng để tiến vua, trải qua bao tháng năm nơi đây vẫn giữ được chất lượng cổ truyền của bánh. Điểm đặc biệt đó là công thức làm bánh chỉ truyền cho con dâu trong gia đình.

Bánh cuốn nơi đây hơn hẳn các vùng khác về độ mỏng, mịn và trắng, khi ăn chấm với nước mắm đã pha cùng gia vị thêm chút tinh dầu cà cuống thơm lừng. Trải qua bao đời món ăn này vẫn giữ được hương vị riêng, chiều lòng cả những thực khách khó tính nhất.

 Bánh Cuốn Thành Nam  nằm trong Làng Kênh, gần khu di tích đền Trần (Nam Đinh), một quán bánh cuốn nhỏ xinh được chăm sóc bởi người làm bếp có kinh nghiệm hơn 20 năm, thu hút nhiều thực khách


Hình 3: Bánh Cuốn Thành Nam  nằm trong Làng Kênh


8. Bánh cuốn Hưng Yên


Bánh cuốn Hưng Yên cũng có lớp vỏ mỏng như bánh cuốn thông thường nhưng sau khi bánh chín sẽ được cuốn với chút nhân thịt băm và hành khô thành hình ống và xếp lên thành chồng. Bánh cuốn Hưng Yên được ăn kèm với nước chấm có hòa cùng chút nhân bánh và vài lát ớt đỏ. Chính vì được làm theo dạng cuốn này mà bánh cuốn Hưng Yên có thể được mua làm quà cho khách phương xa.

9. Bánh Mướt Nghệ An


Bánh mướt Nghệ An  ăn với Canh Gà nấu xáo ngon tuyệt. Canh gà được chặt nhỏ nấu với hành tăm, nghệ và lá chanh. Nấu xong, cắt bánh mướt vào bát và ăn món bánh ướt này với nước xáo khiến bạn khó quên.

Kết Luận: Bánh cuốn Làng KênhBánh cuốn Thanh TrìBánh cuốn trứng Lạng Sơn hay bánh cuốn chả Phủ Lý… là những món bánh cuốn ngon nổi tiếng của miền Bắc hiện nay được nhiều thực khách thưởng thức..



Bánh Cuốn | Cách Làm Ruốc Nấm Ở Bánh Cuốn Thành Nam

Cách Làm Nấm Ruốc Ở Bánh Cuốn Thành Nam


Ruốc Nấm Thành Nam được làm theo phương pháp thủ công, đảm bảo vệ sinh, an toàn và  có lợi cho sức khoẻ. Ruốc Nấm Thành Nam được làm  từ chân nấm hương, thành phần chứa nhiều khoáng chất và  dàu chất xơ . 

Các nguyên tố vi lượng, và khoáng chất này rất cần thiết cho cơ thể khoẻ mạnh. Các chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạnh giúp cho đào thải chất độc và thanh lọc cơ thể, đầu óc tinh nhạy và làn da tươi sáng. Món này rất phù hợp cho chị em cho làn da min màng nhờ Ruốc Nấm Thành Nam chứa nhiều nhiều chất xơ, dàu calorie và được ví như detox tự nhiên !

Ruốc Nấm Thành Nam có loại 200g/0.2kg và loại 500g/0.5kg.  Ruốc Nấm Thành Nam có thể ăn với cháo trắng, tốt nhất là vào buổi sáng. Ruốc Nấm Thành Nam  cũng có thể ăn với cơm nóng, hoặc xôi.


Hình 1: Ruốc Nấm Thành Nam  cũng có thể ăn với cơm nóng

Ruốc Nấm Thành Nam được làm như thế nào?


Ruốc Nấm Thành Nam được làm theo phương pháp thủ công. Đầu tiên nấm hương được chọn từ trang trại đồng quê mang về, rữa sạch, lấy phần chân sau đó cho vào ngâm. Tiếp theo là luộc rồi mang giã nhỏ,  tẩm ướp và đóng gói chân không. Các công đoạn hoàn toàn làm bằng tay, không dầu mỡ, không chất bảo quản, đảm bảo vệ sinh, an toàn và  có lợi cho sức khoẻ.

Ruốc Nấm Thành Nam được đóng gói túi hút chân không, không chất bảo quản, giúp giữ ruốc luôn được thơm ngon. Nhờ có túi chân không nên việc vẫn chuyển, lưu thông Ruốc Nấm Thành Nam được thuận tiện, an toàn.

Ruốc Nấm Thành Nam có 2 loại. Loại 200g (0.2kg) và loại 500g (0.5kg). Khi bạn mua về, bạn nên để trong tủ lạnh để giữ  Ruốc dùng dần. Trường hợp dùng chưa hết, bạn gói lại cẩn thận và để vào tủ lạnh cho bữa tiếp theo.


Hình 2: Ruốc Nấm Thành Nam bổ dưỡng
 

Công dụng của Ruốc Nấm?


Ruốc Nấm Thành Nam được làm  từ chân nấm hương, thành phần chứa nhiều khoáng chất và  dàu chất xơ . Các nguyên tố vi lượng, và khoáng chất này rất cần thiết cho cơ thể khoẻ mạnh. Các chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạnh giúp cho đào thải chất độc và thanh lọc cơ thể, đầu óc tinh nhạy và làn da tươi sáng. 

Ruốc Nấm Thành Nam có thể ăn với cháo trắng, tốt nhất là vào buổi sáng. Ruốc Nấm Thành Nam  cũng có thể ăn với cơm nóng, hoặc xôi. Cháo Ruốc Nấm Thành Nam hương vị tuyệt vời, ăn ngon, dàu vitamin và khoáng chất. Cháo Ruốc Nấm Thành Nam món ăn không nặng bụng, không dầu mỡ rất  phù hợp cho phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi và chị em muốn có thân hình cân đối và lan da đẹp. 

Cháo Ruốc Nấm Thành Nam dể tiêu, nhuận tràng, mềm nên dùng vào bữa sang và bữa tối rất hợp. Món này cũng có thể ăn lai rai cả ngày. Món Ruốc Nấm Thành Nam ăn với cháo rất hợp.Cháo nấm ruốc Thành Nam cho ngày mới nhiều niềm vui và hạnh phúc!


Hình 3: Cháo nấm ruốc Thành Nam cho ngày mới nhiều niềm vui và hạnh phúc

Kết Luận: Ruốc Nấm Thành Nam được làm  từ chân nấm hương, thành phần chứa nhiều khoáng chất và  dàu chất xơ . Các nguyên tố vi lượng, và khoáng chất này rất cần thiết cho cơ thể khoẻ mạnh. Các chất xơ tốt cho hệ tiêu hoá và tim mạnh giúp cho đào thải chất độc và thanh lọc cơ thể, đầu óc tinh nhạy và làn da tươi sáng. 

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Bánh Cuốn Thành Nam Đặc Sản Nam Định


Bánh Cuốn Thành Nam Đặc Sản Nam Định


Bạn muốn gia đình thân yêu của mình được thưởng thức bữa chiều thật ngon, sạch sẽ? Nhưng bạn lại không có thời gian để chuẩn bị? Bạn không biết nên chọn món nào vừa ngon, vừa rẻ lại chất lượng? Đừng lo lắng! Hãy đến với bánh cuốn Thành Nam – Món bánh cuốn Làng Kênh thơm ngon nức tiếng gần xa sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho một bữa chiều tươm tất!


 Hãy đến với bánh cuốn Thành Nam – Món bánh cuốn Làng Kênh

Bánh cuốn Thành Nam – bánh cuốn Làng Kênh món ngon đất Nam Định


Bánh cuốn Thành Nam được làm bởi đôi bàn tay khéo léo của Nghệ nhân Nam Định có thâm niên 46 năm trong nghề. Với kỹ thuật tráng bánh cuốn từ lâu đời, bánh mỏng, trắng trong, mềm mịn mà không mất đi độ dẻo, dai.

Kết hợp với hương thơm tự nhiên của gạo khang dân ngon, vị bùi của thịt, độ giòn tan của hành khô, mộc nhĩ… tất cả hòa quyện đã tạo nên một món bánh cuốn Thành Nam nổi tiếng mà nếu bạn đã ăn một lần thì chắc chắn sẽ quyến luyến không thể không ăn lần 2, lần 3, và nhiều lần sau nữa.

Bánh cuốn Làng Kênh thơm ngon, dẻo quánh với hương vị tự nhiên được lưu truyền từ bao đời nay đã trở thành món ăn bình dị, khó quên với người dân Thành Nam. Đây là một món điểm tâm thường được dùng vào buổi chiều và thích hợp cho cả người lớn, trẻ nhỏ… Do đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn bánh cuốn Thành Nam để làm bữa chiều cho cả gia đình.


Hình 2: Bánh cuốn Làng Kênh đặc sản Thành Nam

Vì sao bánh cuốn Thành Nam nổi tiếng thơm ngon?


Bánh cuốn Thành Nam vốn nổi tiếng thơm ngon và đã trở thành món bánh cuốn Làng Kênh có thương hiệu ở Nam Định. Sở dĩ món bánh cuốn Thành Nam có sự đặc biệt là bởi:

  •  Bột làm bánh cuốn được làm từ gạo khang dân ngon, thơm ngát. Gạo được ngâm nước 4h đồng hồ, đủ no nước giúp bột mềm, mịn, khi tráng bánh dẻo dai.
  • Gạo ngâm được say kỹ 3 lần vì vậy bột bánh rất mịn, ngon.
  • Hành khô sử dụng để rắc kèm lên bánh là loại hành khô ta rất thơm, hành khô do bánh cuốn Thành Nam tự phi nên rất giòn, ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Mộc nhĩ dùng kèm với bánh là loại mộc nhĩ được trồng ở trang trại, trồng theo quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, mộc nhĩ sạch, được lựa chọn từng tai kỹ càng.
  • Bánh được tráng bằng tay và làm bằng phương pháp truyền thống hấp bằng hơi nước giúp bánh vừa thơm vừa dẻo và tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cuốn Thành Nam.
  • Bánh cuốn Thành Nam sẽ thơm ngon hơn khi dùng nóng. Đặc biệt bánh không dùng dầu mỡ, rất tốt cho sức khỏe, không gây ngấy hoặc tăng cân.
  • Bạn có thể dùng kèm món bánh cuốn Thành Nam với chả lụa, trứng gà ta để tăng thêm giá trị dinh dưỡng.

Bánh cuốn Thành Nam là món bánh cuốn Làng Kênh truyền thống của người Nam Định. Khi ăn bánh cuốn Thành Nam sẽ không thể thiếu được lớp hành khô được phi vàng rụm, thơm lừng.

Đặc biệt, bán cuốn Thành Nam còn được dùng kèm với nước chấm được pha từ mắm với giấm, vài lát ớt dỏ tươi có vị chua chua, mặn mặn, cay cay giúp bất kỳ ai đã ăn một lần cũng phải siêu lòng tấm tắc khen ngon!

Bánh cuốn Thành Nam có nhân là mộc nhĩ kết hợp với thịt bằm. Mộc nhĩ vốn được biết đến là một loại thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng và chống nhiều bệnh như: ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt, giảm cholesterone trong máu, góp phần kiểm soát cân nặng, rất tốt với những người thừa cân, béo phì.

Đối với phụ nữ, làn da sẽ trở nên hồng hào, tươi sáng, mịn màng hơn nếu thường xuyên sử dụng mộc nhĩ trong các món ăn. Hiểu được điều này, nên bánh cuốn Thành Nam đã sử dụng nhân bánh chủ yếu là mộc nhĩ để vừa tạo nên sự khác biệt, vừa đảm bảo chất lượng, bổ dưỡng trong từng miếng bánh.

Với tiêu chí: Ngon, bổ, rẻ, sạch sẽ! Bánh cuốn Thành Nam chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa chiều hàng ngày của gia đình bạn!


Hình 3: Bánh cuốn Thành Nam chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa chiều

Kết Luận: Bánh cuốn Thành Nam là món bánh cuốn Làng Kênh truyền thống của người Nam Định. Khi ăn bánh cuốn Thành Nam sẽ không thể thiếu được lớp hành khô được phi vàng rụm, thơm lừng.Đặc biệt, bán cuốn Thành Nam còn được dùng kèm với nước chấm được pha từ mắm với giấm, vài lát ớt dỏ tươi có vị chua chua, mặn mặn, cay cay giúp bất kỳ ai đã ăn một lần cũng phải siêu lòng tấm tắc khen ngon!

Bánh Cuốn | Cách Phi Hành Bánh Cuốn Ở Nam Định

Cách Phi Hành Bánh Cuốn Ở Nam Định

Hành Phi là một loại gia vị trong các món ăn được chế biến bằng phương pháp thủ công  phi ( chiên qua để tạo mùi thơm) hành tươi được rữa sạch, thái mỏng  sau đó mang sấy rồi chiên lên. Hành phi khô thơm ngon  cho vào thức ăn, giúp gia tăng mùi vị cảm giác ăn ngon hơn. Hành phi là món phụ gia không thể thiếu cho một số món ăn như bánh cuốn, xôi xéo, cơm rang, hủ tiếu…

Hành khô phiBánh Cuốn Thành Nam làm thủ công từ Hành tím Việt Nam, thực phẩm an toàn, thơm ngon bổ dưỡng món ngon cho gia đình yêu quý của bạn.


Hình 1: Hành khô phi ở Bánh Cuốn Thành Nam làm thủ công


Cách chế biến hành phi ngon


Cách chế biến hành phi của Bánh Cuốn Thành Nam là  dùng hành tím thái mỏng rồi  phi lên, dụng cụ hỗ trợ gồm: Dao thái, thớt, rổ, rá, xoong, chảo, bát, đĩa để phục vụ cho việc xào, sấy hành. Hành tím xắt nhỏ, sau đó được cho vào xào và  sấy khô.

Hành sau khi phi xong, chờ cho nguội bớt sẽ bỏ túi bịt kín đem vào tủ lạnh để giữ mùi. Muốn hành ngon phải chọn loại thật già, củ trơn bóng. Sau khi lột vỏ, rửa sạch, hành được đem đi xắt mỏng, trước khi đem chiên vàng hoặc sấy.

Kỹ thuật chiên phải công phu, phải canh lửa cho đều để hành không bị khét. Yếu tố quyết định cho hành phi thơm ngon, đạt chất lượng còn phụ thuộc  mức  dầu chiên và đặc biệt là sự tỉ mĩ công phu, rang sấy đều tay của nghệ nhân Thành Nam.



Hình 2: Hành khô làm bằng phương pháp thủ công

Công dụng của Hành Phi


Hành phi có mùi thơm, nhất là lúc những lát hành đang được phi trên chảo dầu sôi, chúng dậy mùi trở lại khi gặp thức ăn nóng. Người ta dùng hành phi làm gia vị không chỉ để cốt lấy mùi thơm.

Hành phi là một trong những loại gia vị dinh dưỡng trong thành phần hành phi có đạm, có béo, có đường và có cả một số loại vitamin…Khi ăn, những lát hành phi tác động đến 5 giác quan con người. Hành phi lại đóng vai trò của một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn.


Hình 3: Hành khô bánh cuốn Thành Nam

Kết Luận: Cách chế biến hành phi của Bánh Cuốn Thành Nam là  dùng hành tím thái mỏng rồi  phi lên, dụng cụ hỗ trợ gồm: Dao thái, thớt, rổ, rá, xoong, chảo, bát, đĩa để phục vụ cho việc xào, sấy hành. Hành tím xắt nhỏ, sau đó được cho vào xào và  sấy khô.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

Bánh Cuốn | Cách Làm Bánh Cuốn Thành Nam

Cách Làm bánh cuốn Thành Nam ngon


Đặc trưng của bánh cuốn Thành Nam, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thành Nam vẫn quyễn rũ người ăn. Khi xem những người Thành Nam tráng bánh cuốn cảm giác như những nghệ nhân điêu luyện.

Người dân Thành Nam chọn gạo cũng rất kỹ phải là gạo Khang Dân không dẻo quá, cũng không cứng quá để bột mịn mà không nát và phải ngâm và xay ra thành bột nước. Nồi nước để tráng bánh lúc nào cũng sôi 100độC, để bánh chín nhanh và có độ dẻo không bị nát. Khi lấy bánh ra thì được thoa một lớp mỡ hành mỏng và mộc nhĩ ( nấm mèo) băm nhỏ cho bóng bẩy và đẹp mắt.

Trước đây thường là bánh không có nhân thịt, nhưng bây giờ các nhà hàng quán nâng cấp nên bánh cuốn Thành Nam có cả nhân thịt và mộc nhĩ. Bánh được tráng rồi chồng lên nhau nhiều lớp, khi ăn người ta mới bóc ra từng lớp một xếp ra đĩa ăn kèm rau thơm và rau mùi, hành phi thơm lừng có thêm chả quế, và nhúng một đầu tăm tinh dầu cà cuống nữa thì thật là tuyệt.


Hình 1: Cách Làm Bánh Cuốn Thành Nam

Nguyên Liệu Làm Bánh Cuốn Gồm:


Nguyên Liệu làm cho khoảng 6 người ăn

  • 500g gạo Khang Dân
  • 1 muỗng canh đầy bột năng
  • 1000 ml nước ( để xay)
  • 1 muỗng cafe muối
  • 50 gr mộc nhĩ khô ( nấm mèo, xem phần chế biến mộc nhĩ)
  • 200 ml dầu ăn
  • 200 gr hành củ tây ( xem phần cách làm nhân)
  • 300 gr hành khô ( xem phần cách chế biến hành khô)
  • Đường, giấm, nước mắm, tiêu, ớt quả tươi

Cách Làm

1. Ngâm gạo

500gr  gạo Khanh Dân cho vào xô hoặc nồi ngâm khoảng 4-5h đồng hồ


 Hình 2: Ngâm gạo để làm bánh cuốn

2.  Xay bột

  • Cho gạo đã ngâm vào cối đá  xay nhuyễn. Khi xay cho vòi nước rưới đều lên gạo. Nước rưới đều giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.
  • Thường ta xay 1-2 lần, bánh cuốn Thành Nam xay đến 3 lần! Điều này giúp cho tinh bột gạo mịn , mềm hơn, khi tráng bánh sẽ chín đều, liên kết bánh đẹp hơn.
  • Hỗn hợp bột được xay đựng vào nồi hoặc chậu, mình có thể cất vào tủ lạnh để bảo quản giúp bánh không bị chua.


Hình 3: Xay bột để làm bánh cuốn

3. Bột bánh

  • Pha bột ta cho một muỗng canh bột năng với trộn  1 muỗng cafe muối
  • Đổ nước vào chung với bột cho tới khi vừa độ sánh để tráng



Hình 4: Bột bánh để làm bánh cuốn

4. Nồi tráng bánh

Cho nước vào nồi tráng bánh, nấu sôi để lửa lớn, nước sôi rồi bắt đầu đổ bột lên

5. Công đoạn tráng bánh


  • Đổ bột bánh lên khuôn nhanh và đều  tay , điều này giúp tráng bánh mỏng  và đều, sau đó đậy nắp lại cho bánh chín. 
  • Quá trình này mất khoảng 3 giây. Bánh chín rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra và để vào vỉ buồm. Cứ như vậy tráng hết chỗ bột bánh.
  • Nếu tráng không hết ta có thể để hỗn hợp bột vào tủ lạnh để bảo quản lần sau thay nước và tráng bánh tiếp. Điều này giúp bánh không bị chua.


Hình 5: Công đoạn tráng bánh


6. Vĩ buồm

Là một miếng cói hình cái mâm được đan đẹp mắt, khi bánh để mâm thì phải bỏ mỡ vào để khỏi bị dính, nhưng mỡ vào bánh thì khi ăn sẽ không ngon. Vĩ buồm có tác dụng chống dính vì nó làm từ cói,  cói có công năng giữ ẩm có thể hút nước mà không bị dính. Nhờ có vĩ buồm nên khi ăn bánh không bị mỡ, bị ngấy. Điều này khác biệt với bánh tráng trên mâm nhôm)

7. Nhân Bánh


  • Mộc nhĩ  khô ngâm nở rửa sạch thái và  băm nhuyễn rồi xào với hành
  • Hành tây củ to thái nhỏ, phi trước.
  • Thịt vai xay nhỏ
  • Thịt ướm với gia vị đun chín
  • Cho hành tây thái nhỏ cùng với mộc nhĩ và gia vị, đun chín và trỗn hỗn hợp này cùng với thịt.
  • Bỏ tiêu và gia vị vào vừa ăn. Như vậy ta có hỗn hợp nhân bánh cực ngon (xem them cách làm nhân ngon)

8. Bỏ nhân cuộn bánh

Lấy thìa xúc hỗn hợp nhân bánh trải đều nhân trên chiếc bánh mới tráng, gập chéo hoặc gập đôi cuộn lại thành chiếc bánh như bánh đa nem. Sau đó gắp ra đĩa.



 Hình 6: Bỏ nhân để cuộn bánh cuốn

9. Phần hành phi

Cắt hành lá cho nhuyễn rồi cho vào một tô chịu được nhiệt độ nóng, cho nửa muỗng cafe muối, nửa muỗng cafe đường. Đun nóng 200ml dầu ăn xong đổ vào tô hành lá cắt nhuyễn quậy đều, muối và đường giúp mỡ hành có màu xanh đẹp hơn. ( Bánh này là bánh tráng không có nhân). Mỡ hành xong rồi có màu xanh đẹp như vậy.

10. Hành khô

Hành củ tím bóc võ, cắt lát xong phi vàng. Trong lúc phi đổ chảo nhiều dầu sao cho dầu sôi già, lúc đó cho hành vào phi. Khi hành có màu vàng nhạt đổ ra rổ thưa để ráo dầu, đổ ra cất vào lọ hoặc túi nilon kín để cho hành không bị íu, dòn tan.

11. Nước chấm

Cách pha nước mắm bánh cuốn:

  • 100gr nước ấm ( đã nấu sôi )
  • 30gr đường
  • 30gr nước mắm ngon
  • Tỏi ớt băm nhỏ
  • Bột ớt tiêu vườn

Pha nước, đường, giấm và nước mắm cho các gia vị hoà tan khi ăn cho thêm tỏi ớt tuỳ sở thích và chút tiêu. Nếu nước mắm của bạn mặn thì phải cho thêm đường vào nước nha.

12. Bày ra đĩa

Bánh tráng xong xếp chồng lên nhau để như nem, rắc hành phi lên bánh và bày ra đĩa.

13.Thưởng thức

Bánh cuốn Làng Kênh ăn kèm với rau thơm, rau mùi và chả quế với nước mắm chua ngọt dịu nhẹ nhàng, thơm ngon của hành. Ngoài ra bạn có thể ăn kèm với nem sả với nước xốt tương ớt tự làm.


Hình 7: Thưởng thức bánh cuốn Làng Kênh

Kết Luận: Đặc trưng của bánh cuốn Thành Nam, bánh tráng có kĩ thuật từ lâu đời. Bánh rất mỏng, dẻo, dai, mặc dù không có nhân thịt nhưng bánh cuốn Thành Nam vẫn quyễn rũ người ăn. Khi xem những người Thành Nam tráng bánh cuốn cảm giác như những nghệ nhân điêu luyện.

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Bánh Cuốn I Địa Chỉ Bánh Cuốn Ngon Nam Định

Sự Phát Triển Của Bánh Cuốn Thành Nam 


 Bánh cuốn Thành Nam là chuỗi cửa hàng chuyên về bánh cuốn thành công nhất tại Nam Định hiên nay. Đón hàng ngàn lượt khách hàng mỗi ngày có lẽ đã đủ nói lên vị trí của bánh cuốn Thành Nam trong lòng thực khách Nam Định.

 Từ cửa hàng đầu tiên khai trương đến nay Bánh cuốn Thành Nam đã có mặt hầu hết ở các nơi trong tỉnh Nam Định. Bánh cuốn Thành Nam vẫn đang tiệp tục mở thêm các cửa hàng ở Nam Định và bắt đầu có kế hoạch mở rộng sang các tỉnh thành khác.


Hình 1: Bánh cuốn Thành Nam vẫn đang tiệp tục mở thêm các cửa hàng ở Nam Định

Bí Quyết Làm Bánh Cuốn Ngon Của Bánh Cuốn Thành Nam


 Gìn giữ bí quyết gia truyền từ gia đình, một trong những nghệ nhân làm bánh cuốn lâu đời và nổi tiếng tại Nam Định, bánh cuốn Thành Nam giữ nguyên được chất bánh truyền thống mềm, mỏng, dẻo, dai bùi ngậy, thơm gạo, ngọt gạo và không thể lẫn với hương vị bánh cuốn của bất kỳ cửa hàng nào khác.

 Bánh cuốn được làm 100% từ bột gạo, tuyệt đối không sử dụng loại bột khác, không sử dụng hàn the hay các chất phụ gia. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu bánh cuốn Thành Nam “nguyên chất từ gạo” được khách hàng tin tưởng, yêu thích và lựa chọn trong suốt thời gian qua.

 Một điều nữa, thứ “linh hồn” làm nên món bánh cuốn đặc sản chính là nước chấm. Nước chấm tại bánh cuốn Thành Nam là nước chấm nóng, không có đường hóa học được ninh từ xương đuôi và thịt thăn tạo nên hương vị ngọt thanh, béo, ngậy đặc trưng khiến bất cứ ai một lần nếm thử cũng có ấn tượng khó quên.

Sự hoà quyện giữa bánh cuốn và nước chấm tại Thành Nam đã tạo nên một “cặp đôi hoàn hảo”, một hương vị đặc sắc riêng có và rất hấp dẫn. Với chất bánh cuốn nguyên chất từ gạo, nước chấm giàu chất dinh dưỡng và các đồ ăn kèm phong phú tươi ngon, thực khách hoàn toàn có thể dùng bánh cuốn Thành Nam thay cho các bữa chính, có thể no bụng lại rất nhẹ bụng.

 Bánh cuốn Thành Nam đã làm thay đổi định kiến một số người coi bánh cuốn là món quà vặt, món ăn sáng, không thể ăn no vào bữa trưa, tối. Bằng chứng là vào buổi trưa, tối các cửa hàng bánh cuốn Thành Nam vẫn tấp nập khách vào ra.

 Cửa hàng bánh cuốn Thành Nam được bầy trí đơn giản, tinh tế, thoáng mát, thân thiện, sạch sẽ, không gian mở. Mầu sắc chủ đạo là mầu vàng chanh và nâu gỗ, mầu sắc mà các gia đình Việt Nam thường dùng để trang trí nhà cửa đã tạo thêm sự gần gũi, quen thuộc với thực khách.

 Suốt thời gian qua bánh cuốn Thành Nam đã nỗ lực không ngừng vì niềm tin chất lượng mà khách hàng gửi gắm. Đó là niềm tin về sản phẩm ngon, sạch và tuyệt đối không dùng hàn the, đường hoá học, các chất bảo quản, các chất phụ gia độc hại. Bánh cuốn Thành Nam không nhượng quyền thương mại, được quản lý tập trung, chuyên nghiệp vì sự phát triển bền vững.


Hình 2: Bánh cuốn Thành Nam không nhượng quyền thương mại

BÁNH CUỐN ĐẶC BIỆT, SỰ CẦU KỲ VÀ THƠM NGON CỦA TẤT CẢ CÁC SẢN PHẨM


Bí quyết gia truyền tạo ra hương vị bánh cuốn đặc biệt “nguyên chất từ gạo”, có đầy đủ độ dai, dẻo, mềm, mượt, bùi, ngậy, ngọt gạo, thơm gạo mà không cửa hàng bánh cuốn nào khác có được.

Tất cả các sản phẩm của bánh cuốn Thành Nam đều được trau chuốt, cầu kỳ trong chế biến, đều có hương vị thơm ngon đặc trưng và khác biệt với các sản phẩm thông thường trên thị trường. Hương vị thơm ngon của sản phẩm có được từ nguyên liệu tươi ngon và bí quyết chế biến làm nổi bật các hương vị tự nhiên.

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

- Tất cả các sản phẩm của bánh cuốn Thành Nam tuyệt đối không sử dụng hàn the, đường hóa học, phẩm mầu, chất bảo quản, hương liệu hay bất kỳ chất phụ gia độc hại nào khác.

- Các nguyên vật liệu bánh cuốn Thành Nam đều hoàn toàn tươi mới và đều có nguồn gốc.

- Tất cả các sản phẩm của bánh cuốn Thành Nam (kể cả các sản phẩm không do Thành Nam chế biến như rau, trứng và cả những sản phẩm đã có uy tín, nhà sản xuất đã có kiểm nghiệm như lạp xưởng vissan) đều được bánh cuốn Thành Nam kiểm nghiệm độc lập, định kỳ, khách quan đảm bảo tất cả các sản phẩm đến tay khách hàng đều đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bánh Cuốn Thành Nam có quy trình chế biến đồ ăn, phục vụ đồ ăn, thử đồ ăn, hủy đồ ăn rất chặt chẽ đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng luôn tươi ngon.

THỰC CHẤT VÀ MINH BẠCH

Các sản phẩm của bánh cuốn Thành Nam được làm thực chất, không “làm hàng”. Đồng thời Thành Nam minh bạch với khách hàng về nguyên vật liệu chế biến và các thông tin về kiểm nghiệm sản phẩm.

ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG VÀ DỄ TIÊU HOÁ

Bánh cuốn Thành Nam có thể ăn bữa chính (sáng, trưa, tối), no bụng, nhẹ bụng và dễ tiêu. Có được điều này do bánh cuốn nguyên chất từ gạo, nước chấm được ninh từ xương đuôi và thịt thăn nhiều chất dinh dưỡng, các đồ ăn kèm đa dạng, tươi ngon thực chất. Bánh Cuốn Thành Nam cung cấp thông tin chính xác về calo cho tất cả các suất ăn tại thực đơn để khách hàng tham khảo khi tiêu dùng.

DỊCH VỤ

Cửa hàng Bánh cuốn Thành Nam có thiết kế thân thiện, sạch sẽ, thoáng mát và được phục vụ chuyên nghiệp.



Hình 3: Cửa hàng Bánh cuốn Thành Nam có thiết kế thân thiện

Kết Luận: Bánh cuốn Thành Nam được làm 100% từ bột gạo, tuyệt đối không sử dụng loại bột khác, không sử dụng hàn the hay các chất phụ gia. Chính điều này đã tạo nên thương hiệu bánh cuốn Thành Nam “nguyên chất từ gạo” được khách hàng tin tưởng, yêu thích và lựa chọn trong suốt thời gian qua.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Bánh Cuốn | Địa chỉ bán Bánh Cuốn Nóng Ở Nam Định

Hương Vị Bánh Cuốn Làng Kênh - Nam Định


Ai sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thành Nam (Nam Định) lại chẳng một lần say , dù đi đâu cũng không thể nào quên được hương vị đậm đà, thơm ngậy của Bánh Cuốn Làng Kênh. Những tấm bánh tráng mỏng tang, trắng trong ăn một lần nhớ mãi.

Đưa tấm bánh mỏng tang lên miệng, hương thơm của bánh cùng cái giòn rụm của hành phi, mới khiến ta cảm nhận hết hương hồn của Bánh Cuốn Làng Kênh và cũng luôn là món quà đặc sản ngon nổi tiếng của người dân Thành Nam từ xưa tới nay.

Món ăn hấp dẫn thực khách , qua hương thơm của bánh, vị chua ngọt của nước chấm. Cứ thế miếng nọ gọi miếng kia. Có người có thói quen vừa ăn lại vừa húp nước chấm, ăn đến no mà không chán, người khỏe một mình có thể ăn đến cả cân bánh , đó là nét độc đáo và hương vị cổ truyền của bánh cuốn làng Kênh.

Thời xưa, những tấm bánh tráng mềm, mịn và mướt như lụa bạch ấy đã là thức quà quý để tiến vua, cụ tổ nghề còn được hoàng đế triều Trần sắc phong Thành Hoàng Làng. Hằng năm vào tháng 8 vua thường tổ chức mở lễ hội, mở khoa thi. Cả xã có bốn thôn, vua phân mỗi làng - thôn một nghề. Làng Kênh được giao làm bánh cuốn, chế biến các loại bánh phục vụ lễ hội.


Hình 1: Bánh cuốn Làng Kênh Nam Định ( Thành Nam) 


Dụng Cụ Nguyên Liệu Làm Bánh Cuốn Làng Kênh - Nam Định


So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm của bánh và độ đậm đà của nước chấm. Dụng cụ làm bánh cuốn nghe đơn giản nhưng rất cầu kỳ. Gáo múc bột phải bằng ống nứa tép, que cất và sểu nhân phải bằng tre, phía trong có lớp vải bảo ôn.

 Vung nồi, phải đạt được hai yêu cầu kỹ thuật là thấm nước và giữ nhiệt, bánh mới chín nhanh. Gạo làm bánh phải là gạo Mộc Tuyền loại ngon, gạo pha tạp bánh sẽ không trắng. Ngày xưa mộc tuyền cũng là một thứ gạo ngon ở Nam Định nhưng lâu rồi có nhiều giống lúa mới năng suất cao hơn, ngon hơn nên ít ai còn trồng, nhiều nơi người ta còn không biết đến tên giống lúa ấy nữa, phải nhờ các đại lý thu gom từ Thái Bình đưa sang, các huyện Giao Thủy, Hải Hậu đưa lên.

Gạo mộc tuyền thổi lên cơm ăn hơi khô nhưng làm bánh cuốn thì lại rất hợp. Bánh vừa mềm, vừa mịn, vừa róc lại có độ dai . Dầu tráng bánh ngày xưa là dầu lạc ép (tất nhiên phải là dầu ép đến đâu dùng đến đó). Bởi dùng mỡ bánh dễ bị khô và có mùi không ngon.

Ngày nay dùng dầu ô liu phải cho bay hết hơi dầu, bánh mới thơm có độ bóng và mềm. Mộc nhĩ, hành sau khi phơi tái, phi thơm phải giữ sao cho khô, nếu không bánh sẽ hấp hơi. Người ta nói bánh cuốn là “cô nàng rất khó tính”, kể cũng không ngoa.

Không cẩn thận một chút là mặc dầu tráng đúng kỹ thuật, bánh vẫn nhão và từ chuyên môn trong làng bánh nói là “bánh bị ma vầy”. Ngay lá chuối để xếp bánh cũng kén lá chuối tây (goòng), nếu dùng lá chuối tiêu bánh sẽ đắng.

Tốt nhất là chọn được lá có độ mềm lại không mang tính chát như lá rong đao (rong diềng). Lau rửa lá, ủ bánh cũng không đơn giản. Vỉ cói sạch khô, đậy trên một lớp lá cũng phải khô, nếu không bánh cũng bị hỏng.

Nước mắm chấm bánh cuốn ngày xưa phải là mắm nước  Ô Long, vàng óng và thơm. Nguyên liệu pha nước chấm gồm có: nước mắm ngon, dấm thanh, đường trắng và gia vị cổ truyền. Nước chấm được pha theo tỷ lệ đặc biệt, khi ăn được vắt thêm một lát chanh. Mùa lúa còn có vài giọt cà cuống.



Hình 2: Nước mắm chấm bánh cuốn ngày xưa 


Bánh Cuốn Làng Kênh - Nam Định Ngày Xưa


Từ cái thời cả làng mỗi sáng có hàng trăm đội bánh, có nhà tới hai, ba đội đi bán trong thành phố, làng Kênh vẫn có trên năm mươi gia đình chuyên làm bánh. Những người làng Kênh không chở bánh đi rong để bán nữa . Một số gia đình đã có mặt hàng ngay tại các phố, buổi sáng hoặc buổi tối vừa tráng vừa bán luôn nên bánh cuốn nóng và ngon.

Cuộc sống của họ từ bao lâu rồi vẫn thế, cần mẫn, chịu khó mà vẫn chỉ mong lấy đủ ăn. Làng Kênh từ lâu rồi đã là một làng nằm sát nách thành phố, bây giờ vẫn còn giữ được nguyên làng, do tốc độ đô thị hóa của Nam Định quá chậm - chẳng biết có phải là điều may mắn không. Nhưng liệu rằng nó còn tồn tại thế này được bao lâu nữa? Bánh cuốn Làng Kênh có còn ngon thế này được bao lâu nữa?

Bánh Cuốn Làng Kênh - Nam Định Ngày Nay

Ngày nay , vì cuộc sống mưu sinh có nhiều quán bánh cuốn Nam Định trong miền nam làm bánh cuốn và pha nước chấm lai món ăn nam bộ không còn giữ được hương vị truyền thống của bánh cuốn Làng Kênh Nam Định nữa .

Nhưng quán bánh cuốn THÀNH NAM chúng tôi vẫn giữ đươc nguyên hương vị và những nét độc đáo cổ truyền của nghề nghiệp. Bánh cuốn THÀNH NAM tráng mềm và mỏng có độ dai vừa phải của gạo nguyên chất , cùng nước mắm pha ngon , không ngọt như bánh cuốn nhân thịt miền nam , chả rán và hành phi do quán trực tiếp làm để được phục vụ khách hàng Nam Định và toàn quốc.

Nếu quý khách ở gần xin mời đến quán thưởng thức bánh cuốn nóng, quý khách ở xa không đến được đặt bánh qua điện thoại chúng tôi sẽ giao bánh tận nhà (vì tráng bánh bằng tay, nếu quý khách ăn sáng vui lòng đặt bánh chiều hoặc tối hôm trước) . Chúng tôi rất hân hạnh được mang hương vị quê nhà phục vụ quý khách thưởng thức.


Hình 3: Xin mời đến quán thưởng thức bánh cuốn nóng

Kết Luận: Bánh cuốn THÀNH NAM chúng tôi vẫn giữ đươc nguyên hương vị và những nét độc đáo cổ truyền của nghề nghiệp. Bánh cuốn THÀNH NAM tráng mềm và mỏng có độ dai vừa phải của gạo nguyên chất , cùng nước mắm pha ngon , không ngọt như bánh cuốn nhân thịt miền nam , chả rán và hành phi do quán trực tiếp làm để được phục vụ khách hàng Nam Định và toàn quốc.